Xử lý nước thải tòa nhà

Xử lý nước thải tòa nhàCông ty Môi Trường Sài Gòn chuyên Tư vấn xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhất là tư vấn xây dựng hệ thống xử lý nước thải tòa nhà. Liên hệ Ms Thảo: 0917 340 6410917 340 641 để được tư vấn miễn phí về việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tòa nhà.

Vì sao phải xử lý nước thải tòa nhà

Các tòa nhà, bao gồm các khách sạn, cao ốc, chung cư….có lượng nước thải phát sinh từ các nguồn thải như: tắm giặt, nấu nướng, chùi rửa nhà, nước thải nhà vệ sinh .v.v  có các chỉ danh BOD, COD, SS, colifom khá cao, cần được xử lý trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống của chúng ta.

Từ trước và đến gần đây, vấn đề xử lý nước thải các tòa nhà bị xem nhẹ, mang tính chất đối phó. Nên hầu hết hệ thống xử lý nước thải tòa nhà nếu có đều cũ kỹ và lạc hậu. Công nghệ truyền thống thường sử dụng phương án sinh học Aerotank làm chủ đạo cho xử lý nước thải tòa nhà. Nhược điểm của công nghệ truyền thống là hệ thống đòi hỏi diện tích lớn và thường có một số chỉ tiêu không đạt theo quy chuẩn mới ban hành như N, P, BOD, COD. Mà với các tòa nhà tọa lạc tại các khu đất vàng, đắc địa thì mỗi tấc đất là tấc vàng, bỏ tiền ra xây dựng một tòa nhà hàng trăm tỷ đồng mà chỉ vì HTXLNT hành tội thì thật không đáng. Vậy nên các chủ đầu tư thường phải cân nhắc kỹ càng công nghệ xử lý làm sao mỹ quan, gọn nhẹ, ít tốn diện tích và đạt chất lượng xả thải.

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải bậc cao được áp dụng để dần thay thế công nghệ truyền thống. Công ty chúng tôi là công ty môi trường đi đầu với việc áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn như: Công nghệ AAO&MBR, AO&MBR, AAO&MBBR, MBBR, MBR, UNITANK, SBR…..tiết kiệm được ½ diện tích sử dụng, nước thải sau xử lý hoàn toàn đạt tiêu chuẩn xả thải do nhà nước ban hành. Thời gian thi công mau chóng, mỹ quan và tránh được mùi hôi thối do hệ thống phát sinh.

Chúng tôi xin giới thiệu một công nghệ mới từ các nước châu Âu mà chúng tôi đã áp dụng thành công tại nhiều tòa nhà:

  • Công nghệ AAO & MBBR với các ưu điểm như sau:
    • Tiết kiệm được diện tích xây dựng và thiết bị tới 50%.
    • Hệ thống hoạt động an toàn và tuổi thọ cao.
    • Không sinh ra bùn thải nhiều

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

  • Nước thải phân, nước tiểu.. theo mạng lưới thoát nước riêng chảy đi tới hầm thu phân. Tại hầm thu phân quá trình phân hủy yếm khí xảy ra. Phân được phân hủy thành khí (CH4, H2S, CO2,…), tế bào vi sinh mới và nước thải đen rồi chảy qua bể UASB.
  •  Từ khi hình hành, hệ thống xử lý kỵ khí đã có nhiều dạng khác nhau như lọc kỵ khí với dòng nước thải đi từ dưới lên (Upflow Anaerobic Filter-UAF), hệ thống màng lọc cố định với dòng từ trên xuống (Downflow Stationary Fixed Film-DSFF), hệ thống sử dụng lớp bùn động (Anaerobic Fluidized Bed-AFB) v.v… ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống xử lý kỵ khí với dòng hướng lên qua một lớp bùn (Upflow Anaerobic Sludge Bed-UASB) công nghệ Hà Lan.
  • Công nghệ kỵ khí rất phù hợp với nước thải có nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ cao mà phương pháp hiếu khí không xử lý được. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau:
  • Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  —> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
  • Dòng nước thải có màu đen này với các chỉ số BOD 1200 – 1500 mg/l, COD 1600-2200 mg/l nên cần thiết kế với thời gian lưu nước tối thiểu 13h và tốc độ dòng chảy phù hợp <0,03m/s (TS.Lâm Minh Triết). Sau quá trình xử lý kỵ khí giá trị BOD phải nằm ở giới hạn nhỏ hơn 600 mg/l mới bơm qua bể hiếu khí để tránh sốc vi sinh.
  • Sinh khối sau khi phát triển thành bùn hoạt tính sẽ cần hút mỗi năm mỗi lần.
  • Nước thải sau bể UASB được chảy qua bể trung hòa.
  • Bể trung hòa có nhiệm vụ trộn đều 2 dòng nước từ bể UASB và từ nguồn nước tắm rửa, giặt, tẩy, rửa. Ngoài ra chúng tôi còn bố trí bơm định lượng hóa chất khử xà phòng khi cần thiết. Bể này còn có công dụng tách dầu mỡ nếu có trong nước thải. Từ bể trung hòa nước thải được bơm qua bể hiếu khí (Aerobic) để xử lý triệt để các chất ô nhiễm: BOD, COD…tại bể có gắn máy khuấy trộn chìm nhằm tránh hiện tượng phân hủy kị khí gây mùi khó chịu
  • Bể hiếu khí: Dùng vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ.
  • Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.000-3.000 mg MLSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Ôxy (không khí) được cấp vào bể hiếu khí bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, Các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm. Các quá trình sinh hóa trong bể hiếu khí được thể hiện trong các phương trình sau:
  • Oxy hóa và tổng hợp
  • COHNS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí —-> CO2 + H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác.
  • Hô hấp nội bào

C5H7O2N (tế bào) + 5O2 + vi khuẩn —> 5CO2 + 2H2O + NH3 + E

                                                       113                       160

                                                         1                         1,42

  • Nước tự chảy qua bể thiếu khí Anoxic & MBBR để khử Nito và photpho, tại đây vi khuẩn thiếu khí Nitrosomonas và Nitrobacter oxy hóa ammonia NH3 thành nitrite NO2- và cuối cùng là nitrate NO3-.
    • Vi khuẩn Nitrosomonas:
      • 2NH4+ + 3O2  —->  2NO2– + 4H+ + 2H2O
    • Vi khuẩn Nitrobacter:
      • 2NO2– + O2 —>   2 NO3
    • Tổng hợp 2 phương trình trên:
      • NH4+ + 2O2 —>  NO3– + 2H+ + H2O
    • Lượng oxy O2 cần thiết để oxy hóa hoàn toàn ammonia NH4+ là 4,57g O2/g N với 3,43g O2/g được dùng cho quá trình nitrite và 1,14g O2/g NO2 bị oxy hóa.

Trên cơ sở đó, ta có phương trình tổng hợp sau:

NH4+ + 1,731O2 + 1,962HCO3-  —> 0,038C5H7O2N + 0,962NO3– + 1,077H2O + 1,769H+

Phương trình trên cho thấy rằng mỗi một (01)g nitơ ammonia (N-NH3) được chuyển hóa sẽ sử dụng 3,96g oxy O2, và có 0,31g tế bào mới (C5H7O2N) được hình thành, 7,01g kiềm CaCO3 được tách ra và 0,16g carbon vô cơ được sử dụng để tạo thành tế bào mới.

Quá trình khử nitơ (denitrification) từ nitrate NO3– thành nitơ dạng khí N2 đảm bảo nồng độ nitơ trong nước đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường. Quá trình sinh học khử Nitơ liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học của nhiều cơ chất hữu cơ trong nước thải sử dụng Nitrate hoặc nitrite như chất nhận điện tử thay vì dùng oxy. Trong điều kiện không có DO hoặc dưới nồng độ DO giới hạn ≤ 2 mg O2/L (điều kiện thiếu khí).

C10H19O3N + 10NO3–  —> 5N2 + 10CO2 + 3H2O + NH3 + 100H+

Quá trình chuyển hóa này được thực hiện bởi vi khuẩn khử  nitrate chiếm khoảng 10-80% khối lượng vi khuẩn (bùn). Tốc độ khử nitơ đặc biệt dao động 0,04 đến 0,42 g  N-NO3-/g MLVSS.ngày, tỉ lệ F/M càng cao tốc độ khử nitơ càng lớn.

Nước sau thời gian xử lý nước thải tòa nhà tại bể thiếu khí sẽ chảy qua bể lắng, dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc trọng lực. Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90 ÷ 95% lượng cặn có trong nước thải. Bùn hoạt tính  được lắng và bơm hoàn lưu về bể Hiếu khí. Phần sinh khối dư sẽ được kỹ sư vận hành bơm về UASB để tự phân hủy nhằm không phải xây thêm bể chứa bùn cũng như không phải hút bùn tại đây . Sau đó nước thải sẽ chảy qua bể trung gian.

Từ bể trung gian nước thải được bơm qua cột lọc thô nhằm loại bỏ các cặn rắn, cặn lơ lững có trong nước. Bể lọc thường làm việc với hai chế độ lọc và rửa lọc.

Tại bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học.

Nước thải sau đó chảy qua bể khử trùng dạng zíc zắc nhằm bảo đảm thời lưu nước 30 phút để hóa chất khử trùng Clo và nước thải tiếp xúc. Quá trình khử trùng này có tác dụng loại bỏ 99% vi khuẩn. Nước sau khi khử trùng cho chảy vào mạng lưới thoát nước thành phố.

Chất lượng xử lý nước thải tòa nhà đầu ra đáp ứng yêu cầu xả thải cho phép theo quy định hiện hành của pháp luật QCVN 40:2011 cột B.

Ngoài ra Công ty chúng tôi còn tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, tư vấn các dịch vụ môi trường như ĐTM, Đề án BVMT, Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ, cam kết bảo vệ môi trường, cung cấp hóa chất xử lý nước, xử lý chất thải nguy hại, xin giấy phép khai thác nước ngầm, giấy phép xả thải, phòng cháy chữa cháy, kiểm định an toàn máy móc thiết bị.
Liên hệ:

CÔNG TY MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 45/1 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Mss Thảo Hotline: 0917 340 6410917 340 641 Fax: (08) 38.956.014 – MST: 0310818282
Email: congtymoitruongsaigon@yahoo.com.vn
Website: moitruongsaigon.com.vn