Nghị định 06/2022/NĐ- CP, quy định chi tiết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, áp dụng cho tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải, phát triển thị trường cacbon và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Vậy khí nhà kính là gì? Các biện pháp gì nhằm thúc đẩy hoạt động về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Cùng môi trường Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về khí nhà kính qua bài viết dưới đây:
Khi nhà kính là gì? Các loại khí nhà kính
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính. Các loại khí nhà kính chính bao gồm:
- Cacbon dioxit (CO2): là nhà khí nhà kính chính, chiếm khoảng 75% tổng lượng khí nhà kính bởi do con người gây ra. Khí CO2 được tạo thành trong quá trình đốt cháy nhiên liệu như than, dầu và khí đốt tự nhiên.
- Methane (CH4): Là khí nhà kính mạnh hơn CO2 khoảng 25 lần. Loại khí này được tạo ra trong quá trình phân hủy sinh học ở các khu vực ngập nước, chăn nuôi gia súc và các hoạt động nông nghiệp khác.
- Nitrous oxide (N2O): là một khí nhà kính tự nhiên, được tạo bởi các hoạt động con người.
- Các hợp chất hidro florua cacbon (HFCs): Là các khí nhà kính nhân tạo, được sử dụng trong các thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí.
- Các hợp chất perflorua cacbon (PFCs): Là các khí nhà kính nhân tạo, được sử dụng các ứng dụng công nghệ như sản xuất điện và điện tử.
- Sulfur hexafluoride (SF6): Là một khí nhà kính nhân tạo, được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp, chẳng hạn như thiết bị điện cao áp.
Các biện pháp thúc đẩy hoạt động về giảm nhẹ phát thải khí thải
Theo Điều 30 đến Điều 33 Nghị định 06/2022/NĐ – CP về các giải pháp thúc đẩy về hoạt động về giảm nhẹ phát thải khí thải, cụ thể như:
Xây dựng và triển khai cơ thể, phương thức hợp tác
(Theo Điều 30 Nghị định 06/2022/ NĐ -CP)
Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối quốc gia thực hiện các công ước, điều ước quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bảo vệ tầng ôzôn có trách nhiệm chủ trì đàm phán xây dựng, triển khai thực hiện, cung cấp thông tin về tình hình thực hiện các cơ chế, phương thức hợp tác theo quy định của các điều ước quốc tế và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ ozon mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức chính trị – xã hội. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác song phương, đa phương về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô- dôn.
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
(Theo Điều 31 Nghị định 06/2022/ NĐ – CP)
Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng o- don thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành có liên quan triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô – dôn đảm bảo cho các mục tiêu của quốc gia.
Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức
(Theo Điều 32 Nghị định 06/2022/ NĐ – CP)
Các biện pháp tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức bao gồm:
- Tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý nhà nước về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon.
- Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về kiểm kê khí nhà kính, đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các cơ sở, ngành và địa phương, kỹ thuật viên thực hiện lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có chứa các chất được kiểm soát.
- Phổ cập nội dung giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon thông qua hệ thống giáo dục các cấp và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đưa nội dung thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon vào hoạt động của các hội khoa học kỹ thuật, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức khác;
- Tổ chức các phòng trưng bày sản phẩm, công nghệ, tổ chức các cuộc thi sáng tạo về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
Khuyến khích các hoạt động về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
(Theo Điều 33 Nghị định 06/2022/ NĐ – CP)
- Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tiêu hủy các chất gây hiệu ứng nhà kính được áp dụng cơ chế hợp tác, trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon theo quy định tại Điều 30 Nghị định 30/2022/ NĐ – CP
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon, sử dụng các chất thay thế khí hậu được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc chuyển đổi công nghệ nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bảo vệ tầng ozon, cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý các chất được kiểm soát được hưởng ưu đãi hỗ trợ theo quy định tại 141 Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Nghị định của Chính phủ về kiểm kê khí nhà kính đã đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, việc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính vẫn còn là một thách thức đối với nhiều đơn vị. Một giải pháp tối ưu dành cho Quý khách hàng về dịch vụ báo cáo kiểm kê khí nhà kính là đơn vị Tư vấn Môi trường Sài Gòn cung cấp những giải pháp toàn diện và đưa ra các đánh giá phát thải theo tiêu chuẩn quốc tế. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng Quý khách trên hành trình phát triển bền vững. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!