Theo Luật BVMT số 72/2020/QH14, các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trước ngày 1/1/2022 phải có giấy phép môi trường trước ngày 1/1/2025, do đó thời gian cho các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép môi trường đang cận kề.

Vậy việc cấp giấy phép môi trường vào thời điểm nào? Căn cứ theo các quy định nào để thực hiện cấp giấy phép môi trường ?  

Hãy cùng với Môi Trường Sài Gòn khái quát lại điểm chính về thời điểm cấp Giấy phép môi trường nhé!

Căn cứ khoản 2 điều 42 Luật BVMT 2020, thời điểm cấp GPMT được quy định như sau:

  • Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường và có giấy phép môi trường trước khi bắt đầu vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c.
  • Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường và phải có giấy phép môi trường trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
  • Đối với dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư có thể chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm, hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm.
  • Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải, nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo và đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên, nếu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (gọi chung là giấy phép môi trường thành phần), thì giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của nó hoặc trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

Đồng thời, Căn cứ khoản 2, điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, thời điểm cấp giấy phép môi trường:

  • Chủ dự án đầu tư, khi đã hoàn thành công trình xử lý chất thải, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho toàn bộ dự án, từng phân kỳ đầu tư (nếu có), hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án.
  • Chủ dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường sau khi có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
  • Chủ dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trước ngày Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để đảm bảo thời điểm cấp giấy phép sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm, nhưng chậm nhất 45 ngày đối với thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, hoặc trước 30 ngày đối với thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Trong trường hợp không đảm bảo thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường, chủ dự án phải thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định để đảm bảo cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm.
  • Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường để đảm bảo thời điểm cấp giấy phép theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này, nhưng chậm nhất 45 ngày đối với thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cấp bộ, hoặc trước 30 ngày đối với thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Địa chỉ thực hiện cấp Giấy phép Môi trường uy tín 

Việc thực hiện giấy phép môi trường là quá trình cần nhiều thời gian kể từ khi triển khai cho đến lúc hoàn thành và bao gồm nhiều thủ tục khác nhau, từ việc lập hồ sơ, đệ trình hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, thành lập Hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra và chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ theo góp ý của Hội đồng thẩm định… Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý để không bỏ lỡ thời hạn này và tránh được rủi ro liên quan đến thời hạn hoàn thành (thời gian ngắn không kịp để có Quyết định phê duyệt GPMT) trong quá trình thực hiện.

Hoàn thành thủ tục xin cấp Giấy phép môi trường đúng hạn không chỉ giúp doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật mà còn góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra ổn định, liên tục và bền vững, tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín và có trách nhiệm với cộng đồng.

Chúng tôi hiểu rằng, việc tuân thủ các quy định này không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là nghĩa vụ xã hội của mỗi tổ chức kinh doanh. Để đảm bảo Quý doanh nghiệp hoàn thành báo cáo này chính xác và đúng thời hạn, vui lòng liên hệ qua email thanhvanpt@moitruongsaigon.com.vn hoặc SĐT 0918.858.490 và 0917. 340.641  (Zalo) để được hỗ trợ TƯ VẤN MIỄN PHÍ.