Lập báo cáo hồ sơ môi trường áp dụng theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT gọi là báo cáo kết quả quan trắc. Hồ sơ này là hình thức đánh giá chất lượng ngắn hạn môi trường tại cơ sở và báo cáo định kỳ về cơ quan có thẩm quyền  quản lý và tổng thể trong công tác bảo vệ môi trường.

Vậy lập hồ sơ báo cáo môi trường được thực hiện như thế nào? Thủ tục ra sao? Nội dung bài viết sau đây, Môi trường Sài Gòn sẽ cung cấp cho Quý khách hàng đang thực đang thi hành luật bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp.

Đối tượng phải thực hiện hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường 

Hồ sơ quan trắc môi trường là hồ sơ môi trường không thể thiếu của doanh nghiệp. Là quá trình kiểm tra, đa đạc thường xuyên các chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh học các thành phần môi trường. 

Mục đích của việc lập báo cáo quan trắc:

  • Theo dõi, quan trắc số liệu của mỗi đối tượng;
  • Đánh giá được tác động ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phát sinh, đồng thời giúp ngăn chặn được những vấn đề ô nhiễm;
  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp;

Đối tượng cần phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 

  • Cơ quan, tổ chức về bảo vệ môi trường tổ chức thực hiện quan trắc môi trường xung quanh;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục và hướng dẫn thực hiện quan trắc chất thải đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ  gây ảnh hưởng đến môi trường;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chịu trách nhiệm quan trắc chất thải phải đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
Lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường

Lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường

Tần suất và thời gian thực hiện giữ mẫu quan trắc môi trường 

2.1. Tần suất thực hiện báo cáo quan trắc môi trường 

Báo cáo kết quả quan trắc có thể được thực hiện định kỳ 03 tháng/lần, 06 tháng/lần hoặc 01 năm/ lần tùy theo quy định trong hồ sơ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng.

2.2. Thời gian thực hiện giữ mẫu quan trắc môi trường 

Để tiến hành lập hồ sơ quan trắc môi trường đạt hiệu quả cao, người ta thường áp dụng quy chuẩn kỹ thuật các nguồn tác động như:

Đối với nước thải:

Đảm bảo với TCVN 5999:1995 (ISO 5667 – 10:1992) về chất lượng nước – lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải, được quy định như sau:

  • Thời gian đánh giá giai đoạn điều chỉnh hiệu quả đối với công trình xử lý nước thải ít nhất 75 ngày (kể từ ngày vận hành thử nghiệm). Tần suất quan trắc tối thiểu là 15 ngày/lần.
  • Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành xử lý nước thải ít nhất 07 ngày liên tục.

Đối với khí thải 

Việc đo đạc, lấy mẫu bụi, khí thải để phân tích, đánh giá hiệu quả cho từng công trình, thiết bị xử lý chất thải trong kế hoạch quan trắc được quy định như sau:

  • Thời gian đánh giá giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của từng công trình ít nhất là 75 ngày kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm. Tần suất quan trắc bụi, khí thải tối thiểu là 15 ngày/lần. 
  • Thời gian đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định, thiết bị xử lý bụi, khí thải ít nhất là 07 ngày liên tục 

Việc quan trắc nước thải hoặc khí thải vận hành công trình xử lý nước thải, khí thải quy định tương ứng tại điểm c khoản 7 Điều 97 hoặc điểm c khoản 8 Điều 98 Nghị định số 08/2022/NĐ- CP được thực hiện sau:

  • Cơ sở thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phục lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ- CP quan trắc chất thải theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều 21 Thông tư 02/2022/BTNMT
  • Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ- CP quan trắc chất thải theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư 02/2022/BTNMT.
Lập hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường

Hồ sơ và thủ tục đăng ký môi trường được thực hiện như thế nào? 

Hồ sơ và thủ tục đăng ký môi trường 

Hồ sơ đăng ký môi trường gồm:

  • Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở theo quy định tại Mẫu số 47 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/BTNMT.
  • Bản sao Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (nếu có).

Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đăng ký môi trường đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai dự án đầu tư, cơ sở thông qua hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường.

Công ty Cổ phần Môi trường Sài Gòn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn môi trường, cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết đến các vấn đề liên quan về hồ sơ môi trường. Chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ lập hồ sơ mà còn tư vấn giải pháp tối ưu để giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn Miễn Phí!