Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng triệu Việt Nam đang sống trong môi trường không khí ô nhiễm, gây ra nhiều bệnh tật như ung thư phổi, bệnh tim mạch và các bệnh về đường hô hấp. Do vậy, mỗi cá nhân hay tổ chức đều có trách nhiệm xử lý khí thải cũng như áp dụng công nghệ vào quy trình xử lý phù hợp, đồng thời đáp ứng đúng tiêu chuẩn xả thải của Luật Bảo vệ môi trường đã ban hành.
Tiêu chuẩn về QCVN về khí thải
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sống, việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải là vô cùng quan trọng. Tùy vào hoạt động và loại hình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ lựa chọn QCVN phù hợp.
- QCVN 05:2023/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. QCVN 05:2023/BTNMT thay thế QCVN 05:2013/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.
- QCVN 06:2009/BTNMT chất lượng không khí – Nồng độ tối đa của một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh.
- QCVN 19:2009/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một chất hữu cơ.
- QCVN 21:2009 /BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học.
- QCVN 23:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng.
- QCVN 02:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải y tế.
Để đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng không khí không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của con người. Do vậy, các cơ quan ngành nghề cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về các nguồn khí thải.
Tìm hiểu về hệ thống xử lý khí thải
Là phương pháp làm sạch dòng khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất. Khí thải thường chứa nhiều chất gây hại như bụi, khói, khí độc (CO, SO2, NOx, NH3, H2S) và gây hiệu ứng nhà kính (như CO2, CH4).
Căn cứ Nghị định 45/2021/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Do vậy, nếu các doanh nghiệp không có biện pháp trước khi thải ra môi trường sẽ phạt hành chính hoặc bị đình chỉ hoạt động nếu ở cấp độ nặng. Mục đích của việc làm sạch khí thải gồm:
- Bảo vệ môi trường: Nhằm giảm thiểu chất lượng ô nhiễm thải ra môi trường, hạn chế ô nhiễm không khí đồng thời bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
- Tuân thủ pháp luật: Đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, tránh vi phạm pháp luật cũng như các hình phạt liên quan.
- Đảm bảo hoạt động sản xuất: Giảm thiểu tác động tiêu cực của khí thải đến quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả và độ bền của thiết bị.
Các phương pháp xử lý khí thải phổ biến
Khí thải công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác động tiêu cực, các hệ thống làm sạch khí thải đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi. Dưới đây là một số phương pháp được áp dụng phổ biến::
Bằng phương pháp hóa học
Là phương pháp sử dụng các phản ứng hóa học để chuyển đổi các chất gây ô nhiễm thành các chất không độc hại hoặc dễ xử lý hơn. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này thường sử dụng các chất hóa học (gọi là chất hấp thụ hoặc chất xúc tác) để hấp thụ và phản ứng với các chất ô nhiễm trong khí thải. Quá trình này có thể xảy ra trong các thiết bị như tháp hấp thụ, thiết bị phản ứng hoặc các lớp hấp thụ.
- Phương pháp hóa học hấp thụ thường được sử dụng để xử lý các khí thải công nghiệp hoặc khí thải phòng thí nghiệm SO2 nhầm mục đích hấp thụ các chất khí độc hại.
- Phương pháp hấp phụ: Đây là phương pháp thường nhầm lẫn khi sử dụng khí thải phương pháp khí thải hấp thụ. Phương pháp này chủ yếu sử dụng các nguyên liệu chủ yếu như than hoạt tính, silicagel, zeolite,..để hấp thụ các phân tử khi bám vào bề mặt.
- Phương pháp oxy hóa: Phương pháp ứng dụng vào việc đốt cháy các chất ô nhiễm trong khí thải ở nhiệt độ cao (trên 800 độ C) và áp suất cao (trên 1 atm) để tạo thành các sản phẩm ít hoặc không độc hại như CO2 và H2O.
Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng dùng vi sinh vật để phân hủy và tiêu thụ các khí thải độc hại, thải ra khí CO2.
Xử lý bằng phương pháp sinh học thường được xử lý nước thải công nghiệp. Có ba phương pháp chính: Xử lý bằng Biofilter, Xử lý bằng Bio – Scrubber, Xử lý bằng Biocreactor chứa màng bọc polymer.
Xử lý khí thải bằng phương pháp nhiệt
Phương pháp xử lý khí thải bằng nhiệt là một trong những kỹ thuật phổ biến nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp. Phương pháp này sử dụng nhiệt độ cao để đốt cháy, phân hủy hoặc chuyển hóa các chất ô nhiễm thành các chất ít độc hại hơn, thường là CO2 và H2O.
Dịch vụ xử lý khí thải uy tín và chất lượng
Công ty Cổ phần Tư vấn Môi trường Sài Gòn là đơn vị chuyên thi công và thiết kế hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn theo BTNMT ban hành. Bên cạnh đó chúng tôi đã hợp tác thi công và thiết kế cho nhiều dự án doanh nghiệp, trong đó bao gồm các công ty sản xuất, công ty bao bì, công ty sản xuất thực phẩm, bệnh viện,..
Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0917 340 641 để được tư vấn về các công nghệ, phương pháp xử lý khí thải hay các dịch vụ môi trường khác. Hy vọng bài viết đề cập về các tiêu chuẩn QCVN cũng như phương pháp xử lý khí thải, giúp doanh nghiệp tránh rủi ro vi phạm pháp luật và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững.