Trong quá trình hoạt động, các cơ sở kinh doanh, sản xuất xả thải ra các loại chất thải như khí thải, nước thải, chất thải rắn. Hơn nữa, việc xả thải nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm nguồn nước,  ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí, nước và đất. Do vậy, để kiểm soát được tình trạng này, nhà nước sẽ ban hành các thủ tục hành chính về lập hồ sơ môi trường theo các cấp cơ sở để thi hành. Công ty Cổ phần Tư vấn Môi trường Sài Gòn sẽ trình bày về tầm quan trọng của hồ sơ môi trường cũng như hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh chóng và chính xác.

Tìm hiểu hồ sơ môi trường là gì?

Hồ sơ môi trường là tập hợp các giấy tờ, tài liệu chứng minh rằng doanh nghiệp đã và đang thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật. Thế nên, các loại hồ sơ môi trường mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm:

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
  • Giấy phép môi trường
  • Đăng ký môi trường
  • Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
  • Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
  • Giấy phép khai thác nước ngầm
  • Giấy phép sử dụng nước mặt

Các loại hồ sơ môi trường được lập ra với mục đích giám sát, quản lý doanh nghiệp, cơ sở thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về bảo vệ môi trường như đã cam kết.

Lập hồ sơ môi trường
Dịch vụ lập hồ sơ môi trường tại Môi trường Sài Gòn

Vì sao doanh nghiệp cần lập hồ sơ môi trường?

Việc lập hồ sơ môi trường là một yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh có khả năng làm ảnh hưởng đến môi trường.

Dịch vụ lập hồ sơ môi trường tại Công ty Cổ phần Tư vấn Môi trường Sài Gòn sẽ giúp cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng, chính xác và đảm bảo tuân thủ các quy định về pháp luật hiện hành. Chúng tôi cam kết:

  • Giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật: Tránh rủi ro bị phạt hành chính hay bị đình chỉ hoạt động
  • Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục: Đảm bảo quy trình làm việc nhanh chóng và hiệu quả.
  • Nâng cao uy tín của doanh nghiệp: Một hồ sơ môi trường đầy đủ, minh bạch thể hiện sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.
  • Cung cấp các giải pháp toàn diện.
Lập hồ sơ môi trường
Các loại hồ sơ môi trường

Các loại hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Đánh giá tác động môi trường là hồ sơ môi trường được triển khai đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương.

Áp dụng đối với các dự án thuộc đối tượng quy định ở Nghị định 08/2022 NĐ – CP ban hành ngày 10/01/2022.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường (kế hoạch BVMT)

Mục đích lập kế hoạch BVMT là hợp thức hóa quá trình xây dựng và hoạt động các dự án. Nhằm đảm bảo các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

Áp dụng đối với các Dự án Đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất thuộc đối tượng quy định tại Điều 29 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP được sửa đổi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 40/2019/NĐ – CP.

Giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan nhà nước cấp phép đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh để vận hành toàn bộ hoặc một phần công trình dự án đảm bảo các yêu cầu, điều kiện BVMT.

Đối tượng lập GPMT được quy định theo Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2020. Giấy phép có hiệu lực từ 07 đến 10 năm.

Các loại hồ sơ khác

  • Đăng ký môi trường: Để hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, theo Điều 49 của Luật bảo vệ môi trường 2020 doanh nghiệp cần phải lập đăng ký môi trường. Hồ sơ này đã bao gồm những nội dung liên quan đến việc xả thải cũng như biện pháp khắc phục mà đơn vị đã đề ra.
  • Báo cáo quan trắc môi trường: Là báo cáo theo dõi, cập nhật thường xuyên về chất lượng môi trường với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
  • Sổ chủ nguồn thải:  Đối với các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 120kg/năm đối với các CTNH có chứa thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác. (Căn cứ Nghị định 28/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/6/2025 và được hướng dẫn bởi Thông tư 36/2015/TT- BTNMT có hiệu lực 01/09/2015)

Để đảm bảo hồ sơ môi trường đầy đủ, chính xác và tuân thủ đúng quy định pháp luật, các doanh nghiệp cần cập nhật liên tục các thông tin mới nhất

Công ty Cổ phần Môi trường Sài Gòn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn môi trường, cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết đến các vấn đề liên quan về hồ sơ môi trường. Chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ lập hồ sơ mà còn tư vấn giải pháp tối ưu để giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất.