Công ty Môi Trường Sài Gòn chuyên kiểm định nồi hơi, được trang bị những thiết bị đo kiểm hiện đại, đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên có chuyên môn nghiệp vụ vững, có kinh nghiệm nhiều năm thực hiện việc kiểm định nồi hơi trên nhiều tỉnh trên toàn quốc.

Kiểm định là gì?

Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (gọi tắt là kiểm định) là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng kiểm định.

Kiểm định lò hơi (kiểm định nồi hơi) là thực hiện các phương pháp khoa học nhằm xác nhận tình trạng kỹ thuật của lò hơi (nồi hơi) so với các tiêu chuẩn và quy chuẩn

Vì sao phải kiểm định lò hơi, kiểm định nồi hơi ?

Theo Thông tư 32/2011/TT – BLĐTBXH ngày 14/11/2011 thì nồi hơi, lò hơi, lò nhiệt là những thiết bị cần thực hiện việc kiểm định an toàn lao động.
Lò hơi, nồi hơi là những thiết bị áp lực rất dễ xẩy ra cháy nổ do đó thực hiện việc kiểm định chính là ngăn ngừa và phát hiện kịp thời nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc xẩy ra. Hàng năm ở Việt Nam xẩy ra rất nhiều vụ nổ lò hơi gây chết người.

Các đối tượng kiểm định:

Đối tượng kiểm định: Các loại Nồi hơi, lò hơi, lò nhiệt; Đường dẫn nước nóng; Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 1150C được quy định theo danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ do Bộ LĐTB&XH ban hành..

Quy trình kiểm định lò hơi, kiểm định nồi hơi:

Phương pháp Kiểm định: Bao gồm các bước sau:

  • Chuẩn bị kiểm định
  • Kiểm tra hồ sơ
  • Kiểm tra bên ngoài , bên trong
  • Kiểm tra khả năng chịu áp
  • Kiểm tra vận hành

Chu kỳ kiểm định : 1 năm/ lần

Tiêu chuẩn áp dụng cho việc kiểm định lò hơi, kiểm định nồi hơi :

Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực:

  • TCVN 6153:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo.
  • TCVN 6154:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, phương pháp thử.
  • TCVN 6155:1996: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.
  • TCVN 6156:1966: Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử.
  • TCVN 6008:1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
  • TCVN 7472-2005: Thiết bị áp lực – Hàn liên kết.

Tiêu chuẩn áp dụng cho quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lò hơi:

  • TCVN 7704: Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.
  • TCVN 6008-1995: Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992), Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước).

Công tác kiểm định an toàn nồi hơi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng.
  • Sau khi tiến hành cải tạo, sửa chữa lớn.
  • Sau khi thiết bị xẩy ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng và đã khắc phục xong.
  • Hết hạn kiểm định hoặc trước thời hạn theo đề nghị của cơ sở quản lý, sử dụng nồi hơi.
  • Theo yêu cầu của cơ quan thanh tra nhà nước về lao động.
  • Thời hạn kiểm định định kỳ nồi hơi: là do kiểm định viên trực tiếp kiểm định quyết định nhưng tối đa là 02 năm một lần.
  • Chi phí kiểm định nồi hơi: phụ thuộc vào khả năng sinh hơi (công suất) của nồi hơi

Ngoài ra, công ty chúng tôi còn tư vấn thiết kế xây dựng lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải, xin giấy phép về môi trường và các dịch vụ tư vấn môi trường như báo cáo giám sát môi trường, đề án bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, …
Nếu biết thêm chi tiết về kiểm định nồi hơi liên hệ ngay:

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 45/1 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
MST: 0310818282E – mail: congtymoitruongsaigon@yahoo.com.vn
Tel: (84.8) 38.956.011 – Fax: (84.8) 38.956.014
Website: moitruongsaigon.com.vn