Đăng ký môi trường được coi là thủ tục hành chính không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Việc thực hiện đúng quy định không chỉ đảm bảo tuân thủ theo đúng pháp luật mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Vậy làm thế nào để hoàn thành thủ tục đăng ký môi trường một cách nhanh chóng và chính xác? Cùng Tư vấn Môi trường Sài gòn tìm hiểu bài viết dưới đây về các bước thực hiện về các thủ tục này.
Đăng ký môi trường là gì?
Theo khoản 9 Điều 3 về Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 đã giải thích khái niệm về thủ tục này: Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ quan sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).
Đối tượng thực hiện đăng ký môi trường
Căn cứ vào Nghị định 08/2020/NĐ – CP về Quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường, về các đối tượng thực hiện đăng ký môi trường được cụ thể như sau
Các đối tượng thực hiện đăng ký môi trường
Dựa vào Điều 49 Nghị định 08/2022/NĐ – CP quy định về các đối tượng phải có trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm doanh nghiệp. Theo Nghị định này, các đối tượng sau đây bắt buộc phải thực hiện đăng ký môi trường:
- Dự án đầu tư Nhóm I, nhóm II và nhóm III: các dự án này có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức;
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực ngày 01/01/2022): Các cơ sở này nếu có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường cũng phải thực hiện đăng ký môi trường.
Các đối tượng miễn thực hiện đăng ký môi trường
Theo quy định tại Phụ lục XVI kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ký vào ngày 10/01/2022 của chính phủ quy định về các đối tượng phải có trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm doanh nghiệp, danh mục dự án được miễn đăng ký môi trường bao gồm:
- Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
- Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình; sản xuất phim điện ảnh, phim video; hoạt động truyền hình, hoạt động ghi âm và sản xuất âm nhạc;
- Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định;
- Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng có diện tích xây dựng dưới 200 m3
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình;
- Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.
- Cánh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi quy mô cá nhân, hộ gia đình.
- Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.
- Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình
- Dự án, cơ sở trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa có lưu lượng nước thải dưới 10.000 m3/ ngày đêm.
- Dự án đầu tư, cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
- Không phát sinh khí thải phải xử lý;
- Không phát sinh nước thải có phát sinh nước thải nhưng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;
- Không phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động.
Hồ sơ đăng ký môi trường gồm những thủ tục gì?
Hồ sơ đăng ký môi trường gồm:
- Văn bản đăng ký môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở (Theo mẫu số 47 Phụ lục II Thông tư 02/2022/TT – BTNMT).
- Bản sao Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (nếu có)
Thời điểm để đăng ký môi trường
Thời điểm đăng ký môi trường phụ thuộc vào từng loại đối tượng và quy định cụ thể của pháp luật. Tuy nhiên, có một số quy định chung cần phải nắm rõ:
Đối với dự án đầu tư
- Trước khi đi vào hoạt động: Chủ dự án hoàn thành thủ tục đăng ký môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành. Việc này giúp đảm bảo các biện pháp bảo vệ môi trường được thực hiện ngay từ đầu.
- Trong quá trình hoạt động: Nếu có thay đổi quy mô, công nghệ hoặc loại hình sản xuất, kinh doanh có khả năng ảnh hưởng đến môi trường, chủ dự án phải tiến hành đăng ký lại;
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
- Cơ sở hoạt động trước ngày 01/1/2022: Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, các cơ sở này phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật có hiệu lực
- Cơ sở mới thành lập: Phải đăng ký môi trường trước khi hoạt động.
Trên đây là những thông tin chi tiết về hướng dẫn chi tiết về thủ tục đăng ký môi trường mà Tư vấn Môi trường Sài Gòn đã chia sẻ. Nếu Quý khách hàng đang gặp khó khăn trong việc đang hoàn thành các giấy tờ pháp lý về thủ tục đăng ký môi trường, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cặn kẽ!
* Các văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường:
- Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14
- Nghị định 08-2022/ NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;
- Thông tư 02/2022/TT – BTNMT Quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;