Việc lập hệ thống xử lý nước thải nhằm mục đích bảo vệ môi trường, đồng thời giúp tái sử dụng nguồn nước. Vậy quy trình xử lý nước thải là gì ? Hãy cùng Môi trường Sài Gòn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý áp dụng hệ thống xử lý nước thải

Căn cứ vào luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số 72/2020/QH14 mới nhất ban hành quy định, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định 45/2021/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định có liên quan.

2. Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cộng đồng dân cư vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm:

a) Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;

c) Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư; pháp nhân nước ngoài hoạt động trên vùng biển Việt Nam

d) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

đ) Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

e) Các đơn vị sự nghiệp;

g) Tổ hợp tác;

h) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường tại Nghị định này.

Thiết kế và xử lý nước thải

Tìm hiểu về quá trình xử lý nước thải

Là quá trình loại bỏ các chất ô nhiễm, các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải để đạt các tiêu chuẩn chất lượng nước thải QCVN do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Quy trình xử lý nước thải thường kết hợp các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học. Mục đích cuối cùng là nước thải đạt chuẩn, đảm bảo an toàn cho môi trường trước khi xả thải. Các sản phẩm phụ của quá trình xử lý là chất thải rắn, bán rắn, bùn lòng hoặc tái sử dụng chất thải cho mục đích nông nghiệp và các lĩnh vực khác.

Một hệ thống xử lý nước thải, cần được xử lý được những vấn đề sau:

  • Xử lý được những thành phần độc hại có trong nước thải, đảm bảo chất lượng nước thải BYT (QCVN về nước thải)
  • Chi phí xây dựng, lắp đặt hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước thải
  • Nâng cấp dễ dàng khi có sự thay đổi về chất lượng nước sau này
  • Tùy ý thêm lượng hóa chất

 Hệ thống xử lý nước thải gồm những quy trình nào?

Quá trình xử lý nước thải nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước nhằm giảm tối đa hàm lượng độc hại xả thải ra môi trường, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Dưới đây là một số công đoạn của các hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay.

Quy trình xử lý cơ học, vật lý

Trong chất thải công nghiệp và sinh hoạt, các chất rắn không tan có kích thước và tính chất đa dạng thường tồn tại ở dạng lơ lửng. Các công trình xử lý nước thải thường áp dụng các phương pháp cơ học để loại các chất rắn này là vô cùng cần thiết, bao gồm: lọc qua song chắn rác, lưới chắn rác, lắng cát, tuyến nổi,..Tùy thuộc vào kích thước, tính chất của chất rắn cũng như lưu lượng của nước thải, mỗi phương pháp sẽ có công nghệ xử lý tương ứng phù hợp.

Quy trình xử lý hóa học, lý hóa

Sau khi chất thải có kích thước lớn được loại bỏ bằng phương pháp cơ học, nước thải sẽ tiếp tục xử lý bằng phương pháp hóa học để loại bỏ các chất ô nhiễm hòa tan. Quá trình này nhằm mục đích điều chỉnh pH của nước thải về mức trung tính, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý tiếp theo. Một trong những quá trình quan trọng trong xử lý hóa học là keo tụ và đông tụ. Quá trình này giúp loại bỏ các chất lơ lửng còn sót lại, các kim loại nặng và một số chất hữu cơ, tạo thành các bông cân nặng và dễ lắng xuống.

Quy trình xử lý sinh học

Xử lý sinh học chủ yếu bao gồm các phương pháp như kỵ khí, hiếu khí,..với mục đích loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước tải như H2S, Sulfite, Ammonia, Nito,..

Hệ thống xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải loại bỏ những chất nào?

Một hệ thống xử lý nước thải được thiết kế phù hợp nhằm loại bỏ các chất bẩn có trong nước thải như:

  • Kim loại nặng, nhẹ tồn tại trong nước thải: thường xuất hiện trong nước thải công nghiệp luyện kim, xi mạ trong quá trình sản xuất hay gia công kim loại. Khi xả thải ra môi trường, các kim loại nặng không tự phân hủy mà tích tụ trong đất, sinh vật gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm ô nhiễm nguồn nước, đất và gây hại cho động thực vật.
  • Mầm bệnh: là các loại virus, nấm, mềm bệnh, vi khuẩn, vi sinh vật,.. có trong nước thải. Trường hợp nếu không xử lý, nước thải ra môi trường bên ngoài có thể lây lan dịch bệnh như tả, nhiễm khuẩn, viêm gan,..
  • Nitrat và Phosphat: Nếu nước thải chứa Nitrat và Phosphat và không xử lý ra môi trường. Sẽ làm tăng nồng độ BOD trong nước khiến cho tảo và vi khuẩn phát triển quá mức, chúng sẽ tiêu thụ một lượng lớn oxy hòa tan trong nước. Điều này, dẫn đến tình trạng thiếu oxy cũng như làm chết các sinh vật thủy sinh khác.
  • Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): Nếu chỉ số BOD trong nước càng lớn sẽ làm oxy trong nước cạn kiệt nhanh, dẫn đến các sinh vật khác dưới nước không thể tồn tại.
  • Tổng chất rắn hòa tan (TDS): Nếu nước thải chứa TDS được thải ra môi trường nếu không xử lý, điều này sẽ ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước, hệ thống tưới tiêu và làm ảnh hưởng đến mùa màng. Hơn nữa, chúng có thể ngấm vào mạch nước ngầm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
  • Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): TSS làm giảm lượng oxy có trong môi trường nước dẫn đến sinh vật bị tiêu diệt. Ngoài ra, TSS có thể gây đóng cặn và tạo mùi hôi trong đường ống – máy móc.
  • Hóa chất tổng hợp khác: Các loại hóa chất có thể gây hại đến sức khỏe con người, sinh vật và có thể gây ra biến đổi hormone như: thuốc trừ sâu, dioxin, ĐT, PCB,..

Dịch vụ xử lý nước thải uy tín và chất lượng

Công ty Cổ phần Tư vấn Môi trường Sài Gòn giới thiệu về dịch vụ Xử lý nước thải chuyên nghiệp với đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Chúng tôi đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong việc thiết kế các giải pháp xử lý nước thải đáp ứng nhu cầu cũng như điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi cam kết nước xả thải đầu ra đạt tiêu chuẩn với chi phí hợp lý/ Các dịch vụ của chúng tôi:

  • Tư vấn – Thiết kế hệ thống
  • Xây dựng – Thi công – Lắp đặt
  • Vận hành – Bảo trì – Bảo dưỡng
  • Nâng cấp – Cải tạo
  • Cung cấp hóa chất, thiết bị

Môi trường Sài Gòn cung cấp các dịch nước thải cho tất cả ngành nghề, và đã thực hiện nhiều công trình xử lý nước thải được đánh giá cao. Dưới đây là một số ngành nghề tiêu biểu của Môi trường Sài Gòn:

  • Nước thải sinh hoạt như tòa nhà, chung cư, công ty, nhà máy, xưởng sản xuất;
  • Nước thải nhà hàng, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng và trung tâm thương mại;
  • Công nghiệp hóa chất, hóa dầu và nhà máy lọc dầu;
  • Y tế, bệnh viện, phòng khám;
  • Chế biến thực phẩm;
  • Dệt nhuộm, in ấn;
  • Sản xuất giấy, mực in;
  • Chăn nuôi, thủy sản;
  • Và nhiều lĩnh vực khác;

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Môi trường Sài Gòn cung cấp về dịch vụ hệ thống xử lý nước thải. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0917 340 641 để được tư vấn miễn phí!