Theo một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), nước ngầm đóng vai trò quan trọng, cung cấp khoảng 40% lượng nước ngọt mà con người sử dụng hàng ngày. Nguồn nước này không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn yếu tố quan trọng trong việc sản xuất. Tuy nhiên, với tình trạng hiện nay trong việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho nguồn tài nguyên nước ngầm. Bộ Tài nguyên Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) về chất lượng nước dưới đất nhằm quản lý hiệu quả. Cùng Môi trường Sài Gòn tìm hiểu qua thông qua bài viết dưới đây
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất
QCVN 09:2023/BTNMT do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường ban hành biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hàng theo Thông tư số 01/2023/TT – BTNMT ngày 13 tháng 03 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường QCVN 09:2023/BTNMT thay thế QCVN 09:2015/BTNMT.
Phạm vi điều chỉnh
- Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước dưới đất
- Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước dưới đất, làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau.
Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có các hoạt động liên quan đến chất lượng nước dưới đất trên lãnh thổ Việt Nam.
Nước ngầm là gì?
Nước ngầm là nguồn nước tồn tại dưới bề mặt Trái Đất. Nước ngầm được tích trữ trong các khoảng trống, khe nứt của các lớp đất đá, tạo thành “bể nước” tự nhiên. Bên cạnh đó, ngoài tên gọi phổ biến là nước ngầm còn có tên gọi khác là nước dưới đất.
Quá trình hình thành nước ngầm:
- Nước mưa: Phần lớn nước ngầm bắt nguồn từ nước mưa. Khi mưa rơi xuống, một phần sẽ chạy trên bề mặt đất như ao, hồ, biển,..một phần sẽ thấm xuống dưới đất đá bên dưới.
- Tầng chứa nước: Nước thấm xuống sẽ tích tụ lại trong các lớp đất đá có nhiều lỗ hổng, khe nứt, tạo thành các tầng chứa nước. Các tầng chứa nước này có thể nằm ở độ sâu khác nhau mà người ta chia nước dưới đất thành 2 loại chính: nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu.
Nước ngầm là một tài nguyên quý giá và cần được bảo vệ. Việc hiểu rõ về nước ngầm sẽ giúp chúng ta sử dụng nguồn tài nguyên này cũng như đưa ra các giải pháp để xử lý nước ngầm.
Điều kiện pháp lý để khai thác nước dưới đất
Theo các Luật tài nguyên nước, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp muốn khai thác nước dưới đất phải được chấp thuận của cơ quan nhà nước. Vì vậy, quý doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các thủ tục hồ sơ pháp lý gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất
- Giấy phép kinh doanh
- Báo cáo ĐTM đã phê duyệt hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
Để biết thêm chi tiết và cập nhật về thủ tục khai thác nước ngầm, Qúy doanh nghiệp có thể liên hệ tới Công ty Cổ phần Tư vấn Môi trường Sài Gòn để nhận sự hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Các phương pháp xử lý nước ngầm
Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý và được cấp phép khai thác, bước tiếp theo là xử lý nước ngầm để đảm bảo chất lượng và đáp ứng các nhu cầu sử dụng. Dưới đây là ba phương pháp xử lý nước ngầm được áp dụng hiệu quả gồm xử lý bằng phương pháp cơ học, hóa học và sinh học (vi sinh).
- Xử lý bằng phương pháp cơ học: Nước từ nguồn sẽ được bơm cấp 1 phun qua giàn mưa thành những tia nhỏ để oxy không khí tác dụng với Fe2+ thành Fe3+. Nước sau khi bị oxy hóa sẽ được dẫn vào bể lắng để các hạt kết tủa lắng xuống dưới đáy bể. Tiếp theo, nước sẽ đi qua các bể lọc như cát, đá, than hoạt tính,..với mục đích loại bỏ các chất lơ lửng còn lại và có mùi vị lạ.
- Xử lý bằng phương pháp hóa học: Là phương pháp sử dụng các hóa chất để tạo thành phản ứng hóa học, nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước. Tùy vào độ đục của nước sẽ có phương pháp xử lý phù hợp, có thể áp dụng xử lý bằng phèn hoặc chất tạo keo tụ để ngưng tạp chất.
- Xử lý bằng phương pháp sinh học (vi sinh): Phương pháp này tận dụng khả năng phân hủy các chất hữu cơ của sinh vật. Các chủng vi sinh sẽ được nuôi cấy vào trong quá trình xử lý các chất ô nhiễm trong nước. Phương pháp này được đánh giá cao vì thân thiện với môi trường và có thể xử lý các chất ô nhiễm khác. Tuy nhiên, do tính đặc thù của từng nguồn nước và các chủng vi sinh vật, thông tin chi tiết về các quy trình xử lý sinh học thường không được công bố rộng rãi. Thay vào đó, các nhà máy xử lý nước thường kết hợp hai phương pháp gồm cơ học và hóa học để đạt hiệu quả xử lý tối ưu.
Hơn nữa, để được tư vấn về xử lý nước ngầm hiệu quả và an toàn, đồng thời giúp Quý doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0917 340 641 đế được hỗ trợ miễn phí.