Nước cấp, không chỉ đáp ứng nhu cầu cho con người mà còn là nguyên vật liệu quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Chính vì vậy, việc đảm bảo chất lượng nước sạch là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi hệ thống xử lý nước hiện đại và hiệu quả. Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vi sinh, hóa học và vật lý để bảo vệ sức khỏe người dân và duy trì sự phát triển bền vững. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp được chia sẻ bởi các chuyên gia Môi trường Sài Gòn giới thiệu về hệ thống xử lý nước cấp ở nội dung bên dưới:

Hệ thống xử lý nước cấp là gì?

Hệ thống xử lý nước cấp là quá trình công nghệ nhằm làm sạch nguồn nước thô (từ sông, nước ngầm,..) để đạt được chất lượng nước sạch nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với mục đích sử dụng sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp. Hiện nay có hai loại nước cấp chính, bao gồm: Nước cấp dùng trong ăn uống (tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT) và Nước cấp dùng trong sinh hoạt (tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT)

Mục đích cần xử lý nước cấp chính là: 

  • Loại bỏ các tạp chất: Nước tự nhiên thường chứa nhiều tạp chất như cát, sét, các chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh,..
  • Khử trùng: Tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh để đảm bảo an toàn cho người sử dụng;
  • Điều chỉnh độ pH: Đảm bảo độ pH của nước ở mức thích hợp để không gây ăn mòn đường ống và các thiết bị.
  • Loại bỏ mùi vị lạ: Loại bỏ các chất gây mùi khó chịu có trong nước;
  • Loại bỏ các chất độc hại: Loại bỏ các kim loại nặng, chất hữu cơ độc hại

Hệ thống xử lý của Môi trường Sài Gòn (MTSG) được đánh giá cao về hiệu quả cũng như chất lượng. Với công nghệ tiên tiến và quy trình xử lý hiện đại, hệ thống xử lý nước cấp đảm bảo cung cấp nước sạch và đạt chuẩn của Bộ Y tế nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người và sản xuất.

Xử lý nước cấp

Hệ thống xử lý nước cấp

Ứng dụng xử lý nước cấp được sử dụng phổ biến hiện nay 

Việc ứng dụng của việc xử lý nước cấp bao gồm:

  • Cung cấp nước sạch cho sản xuất công nghiệp, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm;
  • Bảo vệ thiết bị và máy móc khỏi bị ăn mòn, tắc nghẽn do cặn bẩn cũng như các chất gây hại khác;
  • Giảm thiểu sự tác động trực tiếp đến môi trường do việc xả nước thải chưa xử lý;
  • Tối ưu hóa quá trình sản suất, tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì;
  • Đảm bảo tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Các giai đoạn xử lý nước cấp phổ biến

Quá trình xử lý nước cấp thường bao gồm các giai đoạn sau:

Tiền xử lý nước 

Trước khi tiến hành các công đoạn xử lý phức tạp hơn, nước cấp thường trải qua công đoạn tiền xử lý nước. Mục đích của giai đoạn này chính là loại bỏ các tạp chất, chất thải có kích thước lớn như cành cây, lá cây.. đồng thời loại bỏ các chất rắn lơ lửng. Điều này có tác dụng là làm sạch nước, hạn chế nguy cơ tắc cặn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý hóa học và sinh học. Giai đoạn tiền xử lý nước mặt bao gồm các bước sau:

  • Song chắn rác, lưới chắn rác có tác dụng loại bỏ rác thải, bèo, rêu tảo có trong nước;
  • Bể lắng: Về cơ bản, nước mặt là nguồn nước có độ đục cao do chứa nhiều đất cát, bùn và tạp chất lơ lửng. Do vậy, khi đưa nước vào bể và để lắng trong khoảng thời gian nhất định sẽ khiến các tạp chất đó lắng xuống. Phần bùn lắng sẽ được hút định kỳ và ép thành các bánh bùn khô, sau đó mang đi tiêu hủy.
Xử lý nước cấp

Quy trình xử lý hệ thống nước cấp

Quá trình xử lý chính 

Sau khi loại bỏ các tạp chất thô và các chất rắn lơ lửng ở giai đoạn tiền xử lý, nước cấp sẽ tiếp tục xử lý bằng công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn. Các công nghệ xử lý chính thường được áp dụng bao gồm:

  • Keo tụ và đông tụ: Bằng cách sử dụng các hóa chất keo tụ (như muối chôm, muối sắt) để làm cho các loại hạt nhỏ li ti trong nước kết hợp thành các bông cặn lớn hơn, đồng thời dễ loại bỏ bằng phương pháp lắng
  • Quá trình lắng: Sau khi đã tiến hành keo tụ, các cặn có kích thước lớn sẽ được làm lắng thông qua các phương pháp hỗ trợ như lắng bông bùn bằng trọng lực, lắng bằng lực ly tâm trong bể, với mục đích để tạo thành bánh bùn.
  • Quá trình lọc nước: Sử dụng các vật liệu như cát, than hoạt tính để loại bỏ các hạt lơ lửng nhỏ, các chất hữu cơ, màu sắc và mùi vị. 
  • Điều chỉnh độ pH: Điều chỉnh độ pH của nước về mức trung tính (khoảng 6.5 – 8.5) nhằm đảm bảo nước không gây ăn mòn đường ống và thiết bị.
  • Loại bỏ các chất độc hại: Sử dụng các công nghệ như trao đổi ion, thẩm thấu ngược nhằm loại bỏ các ion kim loại nặng, các chất hữu cơ độc hại.

Sau khi xử lý 

Nước cấp sau khi hoàn thành các bước xử lý chính sẽ điều chỉnh độ pH, đồng thời bổ sung các khoáng chất cần thiết như Natri (Na), Magie (Mg), Kali (K), Canxi (Ca),..

Dịch vụ xử lý nước cấp hiện đại tại Tp.HCM

Môi trường Sài Gòn là công ty tư vấn và dịch vụ xử lý nước cấp, nước thải với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành. Chúng tôi đã tư vấn, thiết kế và lắp đặt thành công các hệ thống cũng như các công trình cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc. 

Môi trường Sài Gòn mang đến những công nghệ xử lý nước mặt hiện đại:

  • Nguồn nước mặt sau khi đã được xử lý đặt tiêu chuẩn về quy định về chất lượng nguồn nước sinh hoạt và sản xuất;
  • Chi phí vận hành, bảo trì máy lọc nước công nghiệp có tính ổn định cao.
  • Công suất lọc cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu lọc nước mặt lớn 
  • Không tốn nhiều diện tích xây dựng bể lắng đứng và không có bùn tràn qua bể nước sạch.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Môi trường Sài Gòn cung cấp về dịch vụ hệ thống xử lý nước cấp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0917 340 641 để được tư vấn miễn phí!